|
Hàng năm, ở một số vùng có tổ chức hội thi thơ như ở Hoa Lư (Ninh Bình) và Yên Đổ (Hà Nam).
|
Làng Thổ Tang, Vĩnh Tường, Phú Thọ, có tục thi dưa hấu. Vào khoảng thượng tuần tháng ba âm lịch hàng năm, hội đồng kỳ mục họp với các bô lão để quyết định ngày hái dưa, gọi là ngày xuống đồng, thường là ngày 25 tháng ba.
|
Chim bồ câu được là biểu tượng cho hoà bình - tự do nên thường được gọi là chim Hoà bình. Dựa vào những đặc tính ấy của chim. Từ lâu, ông cha ta đã sáng tạo một lối chơi dân gian tao nhã: thi thả chim bồ câu. Tương truyền, thú chơi này xuất hiện từ thời Lý.
|
Nội Duệ, Cầu Lim vốn là vùng có nghề dệt vải lâu đời. Năm nào hội Lim cũng có thi dệt vải. Ðến ngày thi, ai muốn thi thì đem khung cửi đặt ở đầu hàng chợ vải (chợ Lim). Các khung cửi đặt cách đều nhau. Trên khung mọi việc chuẩn bị cho dệt đã xong. Người dự thi thì chỉ việc ngồi vào là bắt đầu dệt.
|
Cờ người là tên gọi cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân (như cỗ bài tam cúc), mỗi phe 16 quân (trong mỗi phe có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, trang phục đen hoặc xanh; tướng nữ còn gọi là tướng Bà, trang phục đỏ).
|
Chọi gà (theo cách gọi Bắc) hay đá gà (theo cách gọi miền Nam ) đã trở thành thú vui dân gian từ nhiều thế kỷ. Vì vậy, chọi gà không chỉ là một mục trong trò chơi ngày hội, mà còn là một thú vui chơi thông thường của nhiều người ở đô thị cũng như nông thôn.
|
Là trò chơi luyện tập sự nhịp nhàng. Giống như trò tập tầm vông, song bài ca lại là bài vè Con gái hư - chê tật xấu của các cô gái lười.
|
Trò chơi thể hiện việc qua sông, qua bưng, ruộng... ngập nước. ở dưới nước có đỉa. Cả nhóm làm sao xuống nước mà đỉa không bắt chước.
|
Căn cứ vào hai câu "Tay nào có? Tay nào không?", đây là một trò đố: nắm một vật vào đó trong một tay và chìa hai nắm tay. Mở tay ra: đúng sai, có không....biết liền.
|
Ðám trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một đứa ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chan theo nhịp từng từ một của bài hát.
|
|