Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Tháp Bằng An

Vị trí: Tháp Bằng An thuộc địa phận phường Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nằm trên đường 14 cách đô thị cổ Hội An khoảng 14 km, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam.
Đặc điểm: Nằm trong khuôn viên khu tháp rộng khoảng 4000 m2 ngày nay chỉ còn duy nhất ngôi tháp Bằng An mặt bằng hình bát giác.

Cấu trúc tháp Bằng An được chia làm hai phần: Tiền sảnh và điện thờ. Phần tiền sảnh khá dài, cửa ra vào ở hướng Đông, hai bên tiền sảnh có 2 cửa ra vào phụ (năm 1940 được trùng tu lại thành 2 cửa sổ). Phần đế của tiền sảnh cao 3m loe rộng hơn bằng các đường giật của khối xây, kết thúc bằng các gờ chạy ngang xung quanh. Phần thân tiền sảnh gồm những góc tường thẳng đứng, các khối viền cửa làm cho lòng Tiền sảnh có dạng chữ thập. Phía trên phần thân như một đài hoa được tạo bởi các đường giật của khối xây loe rộng ra bốn phía. Mái tiền sảnh là một khối chóp bốn mặt cong thu dần về phía đỉnh. Toàn bộ tiền sảnh còn lại đến nay khá nguyên vẹn, tuy rằng phần đỉnh đã sạt lở và mất các chi tiết trang chí ở các cạnh.

Phần Điện thờ của tháp Bằng An có mặt bằng bát giác. Nhìn xa, Điện thờ của Bằng An phân ba phần rõ rệt: đế, thân bát giác và mái hình chóp tạo bởi tám mặt cong dần về phía đỉnh. Hình dáng của điện thờ như một khối Linga khổng lồ cao gần 21m, còn mặt bằng của toàn bộ tháp lại gợi lên hình ảnh Yoni.

Bên ngoài tháp hiện nay còn 2 pho tượng Gajasimha bằng sa thạch, chiếc vòng lục lạc của Gajasimha Bằng An giống như vòng lục lạc của Gajasimha Chánh Lộ và Chiên Đàn, bộ lông gáy được cách điệu, các móng chân được thể hiện rõ, chiếc vòi ngắn và cong lên.
Tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 12. Bằng An được coi là một tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn trong lịch sử điêu khắc Chămpa và là di tích có giá trị cao về lịch sử và tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm.

TÌM KIẾM
Điểm đến
Vùng
Tỉnh, thành phố
Loại hình
 
TRA CỨU LỄ HỘI
Ngày âm Tháng âm
 
ĐỔI LỊCH ÂM DƯƠNG
NGÀY THÁNG NĂM