Đình An Hòa nằm trên một khu đất cao, rộng thoáng. An Hòa thời Nguyễn thuộc xã Yên Hòa, tổng Dịch Vọng, phủ Quốc Oai,làmột địa danh có nhiều di tích lịch sử văn hóa. Đình An Hòa phụng thờ Bạch Hạc Tam Giang và Vua Lý Thần Tông, có công với đất nước và với người dân làng An Hòa. Vua LýThần Tông có tên húy là Dương Hoán, cháu gọi Nhân Tông bằng bác, là con Sùng Hiền Hầu và phu nhân Đỗ Thị, vốn chàođời ở đất An Hòa này.
Do có nhiều công đức với nước, với dân, Lý Thần Tông được dân làng An Hòa phụng thờ làm thành hoàng làng, các vương triều sau ban tặng sắc phong làm “Bảo hộ phương độ hiển tôn thành hoàng chi thần”. Đặc biệt đạo sắc phong niên hiệu Khải Định còn lưu tại đình đã ghi rõ niên hiệu của thần “Dực bảo Trung hưng Lý Thần Tông hoàng đế”. Đình An Hòa cũng nơi là nơi diễn ra hội làng An Hòa, lễ hội này mang sắc thái của hội cư dân lúa nước được tổ chức từ11đến 13 tháng 2 âm lịch. Chương trình lễ hội được diễn ra như sau:
Ngày 11/2 Buổi sáng, các cụ ông, cụ bà trong trang phục truyền thống làm lễ cáo yết Thành hoàng với sự có mặt của nhân dân trong làng và khách thập phương. Tiếp theo đó là lễ rước Thánh từ miếu về đình. Đi đầu đoàn rước là đội múa lân do các thanh niên làng đảm nhiệm theo sau là các cụ vãi rước phướn, tiếp theo là đội rước cờ, đội trống. Đội rước kiệu long đình được các nam thanh niên thực hiện, tiếp theo là đội tán lọng và bát bửu 1, sau đó là các cụ ông của đội tế lễ, cờ lệnh, kiếm lệnh. Tiếp theo là đội bát âm, đội kiệu ông, đội tán lọng, bát bửu 2, các cụ bà đội dâng hương. Cuối cùng là đội bátâm và đội rước kiệu bà do các thiếu nữ ở độ tuổi 18 đảm nhiệm. Lễ rước nước được diễn ra với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng trong làng sống hòa thuận. Buổi Chiều: Được bắt đầu với tiết mục tế cáo văn do các cụ ông có uy tín trong làng thực hiện. Sau đó là đội dâng hươngAn Hòa do các cụ bà là dâng hương lễ Thánh. Tiếp theo là lễ dâng hương của các làng lân cận.
Ngày 12/2 Buổi sáng, đình tổ chức đón tiếp nhân dân và khách thập phương về lễ Thánh. Buổi Chiều, các đội rước bắt đầu rước Thánh hoàn cung, sau đó là có tiết mục văn nghệ hát chèo và tổ chức các trò chơi dân gian. Ngày 13/2 Buổi sáng, ngày cuối cùng của lễ hội, các cụ ông, cụ bà trong đội tế lễ đã có mặt đông đủ để làm lễ cáo chúc tại đình làng và dã hội. Lễ hội đình An Hòa có rất nhiều hoạt động khác đa dạng và phong phú. Cùng với đó là các tiết mục văn nghệ, hát quan họ,biểu diễn chèo, các trò chơi dân gian như thi đánh cờ, chọi gà…