Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Khái quát chungTổng quanLịch sửDân cưTôn giáo và tín ngưỡngVăn hóaPhong tục tập quánNgôn ngữ văn họcLễ hội & trò chơi dân gianNghệ thuật biểu diễnTrang phụcKiến trúc, mỹ thuậtMón ăn, hoa, tráiChợĐơn vị hành chính
Tuồng
Tuồng (hát bội hay hát bộ) - Một loại hình nghệ thuật sân khấu mang tính cổ điển khá độc đáo của Việt Nam. Ngôn ngữ của tuồng là văn chương bác học kết hợp nhuần nhuyễn văn chữ Hán với văn Nôm.
Hát Văn
Gắn với một phức hợp tín ngưỡng của người Việt, sau nhiều thế kỷ phát triển Hát văn (hoặc Hát chầu văn) đã xây dựng được nhiều kiểu gõ nhịp và một hệ thống làn điệu, bài bản phong phú với những qui ước về cách vận dụng cho từng hàng Thánh và từng loại Phủ.
Hát then
Hát then là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Có thể xem Hát then là một cuộc diễn xướng trường ca mang màu sắc tín ngưỡng tường thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin Ngọc hoàng giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ.
Ca nhạc Huế
Ca nhạc Huế là loại ca thính phòng có nguồn gốc cung đình, được định hình vào đầu thế kỷ 19 dưới triều nhà Nguyễn. Ca nhạc Huế phát triển cực thịnh trong dòng cung đình dưới thời vua Tự Ðức.
Lý Nam Bộ
Lý là một loại dân ca của người Việt. Lý có ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng có lẽ nơi phát triển mạnh nhất là Nam bộ.
Thi thơ
Hàng năm, ở một số vùng có tổ chức hội thi thơ như ở Hoa Lư (Ninh Bình) và Yên Đổ (Hà Nam).
Thi dưa hấu
Làng Thổ Tang, Vĩnh Tường, Phú Thọ, có tục thi dưa hấu. Vào khoảng thượng tuần tháng ba âm lịch hàng năm, hội đồng kỳ mục họp với các bô lão để quyết định ngày hái dưa, gọi là ngày xuống đồng, thường là ngày 25 tháng ba.
Thi thả chim
Chim bồ câu được là biểu tượng cho hoà bình - tự do nên thường được gọi là chim Hoà bình. Dựa vào những đặc tính ấy của chim. Từ lâu, ông cha ta đã sáng tạo một lối chơi dân gian tao nhã: thi thả chim bồ câu. Tương truyền, thú chơi này xuất hiện từ thời Lý.
Nội Duệ, Cầu Lim vốn là vùng có nghề dệt vải lâu đời. Năm nào hội Lim cũng có thi dệt vải. Ðến ngày thi, ai muốn thi thì đem khung cửi đặt ở đầu hàng chợ vải (chợ Lim). Các khung cửi đặt cách đều nhau. Trên khung mọi việc chuẩn bị cho dệt đã xong. Người dự thi thì chỉ việc ngồi vào là bắt đầu dệt.
Cờ người
Cờ người là tên gọi cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân (như cỗ bài tam cúc), mỗi phe 16 quân (trong mỗi phe có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, trang phục đen hoặc xanh; tướng nữ còn gọi là tướng Bà, trang phục đỏ).