|
Đây là món ăn mời khách trong ngày mùng một Tết của người Hà Nội xưa. Cũng có gia đình làm chè kho để cúng phật, gia tiên. Khi khách đến chơi nhà chúc phúc ngày Tết, chủ nhà thường cắt từng lát chè mời khách thưởng thức với trà sen.
|
Theo Quốc lộ 50, từ TP.HCM về Gò Công (Tiền Giang), đến đoạn Tân Trung – Lăng Hoàng Gia, du khách sẽ bắt gặp nhiều quán chè nằm san sát hai bên đường. Đó là “quê hương” của món ăn đặc sản nức tiếng vùng này, đó là chè Sơn Quy.
|
Bún cá Long Xuyên (An Giang) có mầu vàng của cá ướp nghệ, mầu xanh của rau nhút và rau muống bào kèm thêm rau chuối thái rối. Bún cá được bán nhiều ở Long Xuyên, nhưng mỗi nơi lại có vị khác và đều rất hấp dẫn...
|
Ai đã từng một lần ăn bánh hỏi ở Bình Định thì sẽ không thể quên hương vị đặc biệt của nó. Bánh hỏi không giống như bún, cũng không giống bánh cuốn. Nó mang cái vị vùng quê miền Trung rất lạ. Ăn một bữa mà mê, vào Sài Gòn cứ đi tìm quán bánh hỏi, tìm hoài chẳng thấy...
|
Không biết từ bao giờ, hễ nhắc đến món ngon xứ Quảng là người ta nghĩ ngay đến mì Quảng, bê thui cầu Mống, cơm gà Tam Kỳ, cao lầu Hội An… Còn trong dân gian lại truyền tụng nhiều câu vè về những món ăn đặc sản: “Nem chả Hòa Vang - Bánh tổ Hội An - Khoai lang Trà Kiệu - Thơm rượu Tam Kỳ” hay như “Bánh tét, bánh tổ - bánh nổ, bánh in”... Đấy là…
|
Trảng Bàng (Tây Ninh) là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, phố nghề thủ công truyền thống. Nổi tiếng nhất vẫn là bánh canh Trảng Bàng với nhiều lò bánh thủ công gắn liền với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Trên tuyến TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh, bánh canh Trảng Bàng đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch.
|
Món này đặc biệt vì nó chỉ có ở một địa phương nhỏ của miền đất võ Bình Định - ngã ba Bình Dương, huyện Phù Mỹ bên Quốc lộ 1A. Bún không làm sẵn bán ở chợ, mà được làm tại chỗ khi có khách vào ăn. Tôm phải là loại sống trong đầm Trà Ổ mới ngọt, đậm thịt.
|
Người dân làng Châu Trúc (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Dương) sống bằng nghề làm ruộng và chài lưới. Chính hai nghề này đã tạo nên một món ăn thú vị - món tôm Châu Trúc - thấm đẫm hồn đất, hồn nước và mộc mạc như tâm hồn người dân cần cù lao động.
|
Tết đến, người dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định thường chuẩn bị một nồi cá ngừ kho - món "đặc sản" vùng biển miền Trung - và dăm ba giề chả cá hấp tròn tròn với đường kính khoảng hơn một gang tay.
|
Hủ tiếu là món ăn lâu đời của người Tàu, được người dân Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) cải biến theo khẩu vị riêng, nổi tiếng cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
|
|