Tên dân tộc: Chăm (Chàm, Chiêm Thành, Hroi).
Dân số: 132.873 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Ninh Thuận và một phần nhỏ ở An Giang, Tây Ninh, Ðồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, tây nam Bình Thuận và tây bắc Phú Yên...
Phong tục tập quán:Theo đạo Hồi (nhóm Bà Ni và nhóm Ixlam) và đạo Bà La Môn (chiếm 3/5 dân số). Duy trì chế độ mẫu hệ, con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con, con trai ở rể. Con gái được thừa kế tài sản, con gái út phải nuôi dưỡng bố mẹ.
Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc hệ Mã Lai - Đa Đảo.
Văn hoá:
Nhà ở quay mặt về phía nam hoặc tây. Múa hát dân tộc Chăm rất nổi tiếng.
Các lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu của người Chăm đó là: lễ hội Katê (tưởng niệm đấng cha - lễ hội lớn nhất, vui nhất của người Chăm theo đạo Bà La Môn) ; lễ hội Ramưwan - lễ hội điển hình nhất về lễ nghi ở thánh đường của người Chăm theo đạo Hồi; lễ hội Tháp Bà (tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ sở) đến từ Nha Trang - Khánh Hòa; lễ mừng sức khỏe, lễ múa tống ôn đầu năm, lễ cưới của người Chăm An Giang...
Trang phục:
Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là dân tộc còn thấy nam giới mặc váy ở Việt Nam với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng.
Kinh tế:
Lúa là cây lương thực chính. Nghề phụ là buôn bán và dệt vải.
Di tích Chăm miền Trung:
- Di sản thế giới Mỹ Sơn
- Di tích Trà Kiệu.
- Di tích thành Chăm Quảng Ngãi.
- Di tích Chăm Bình Ðịnh.
- Di tích Chăm Ninh Thuận.
...