Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Khái quát chungTổng quanLịch sửDân cưTôn giáo và tín ngưỡngVăn hóaPhong tục tập quánNgôn ngữ văn họcLễ hội & trò chơi dân gianNghệ thuật biểu diễnTrang phụcKiến trúc, mỹ thuậtMón ăn, hoa, tráiChợĐơn vị hành chính
Múa cung đình ở Việt Nam chỉ có ở cộng đồng người Việt, người Chăm là được định hình rõ rệt. Nó tồn tại và phát triển trong quá trình kiến lập và ổn định vương triều.

Hình thái múa này chỉ phục vụ cho tầng lớp vua quan trong triều. Loại múa này có quy cách, kỹ thuật, kết cấu, môi trường trình diễn tương đối ổn định, có yếu tố chuyên nghiệp và tính chuyên nghiệp. Như múa vũ nữ (Trà Kiệu), cảnh múa hát cung đình (Chăm); múa tứ linh, lục cúng, tam tinh chúc thọ, bát dật, vũ phiến... (của người Việt).

Múa cung đình của triều Nguyễn được tiến hành trong các trường hợp lễ tế giao, lễ tịch điền, lễ kết hôn của các hoàng tử, công chúa...