Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Khái quát chungTổng quanLịch sửDân cưTôn giáo và tín ngưỡngVăn hóaPhong tục tập quánNgôn ngữ văn họcLễ hội & trò chơi dân gianNghệ thuật biểu diễnTrang phụcKiến trúc, mỹ thuậtMón ăn, hoa, tráiChợĐơn vị hành chính
Nước Việt Nam thời tiền sử bao gồm: thời đồ đá cũ, thời đồ đá mới.

  Thời đồ đá cũ:
Con người đã xuất hiện khá sớm trên đất Việt Nam. Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của người vượn Homo erectus trong một số hang động ở Lạng Sơn, Nghệ An, Yên Bái; các dấu tích của nền văn hóa Núi Đọ (Thanh Hoá), Thần Sa (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), cách ngày nay khoảng 10.000 - 30.000 năm trước. Khi đó con người đã biết sử dụng công cụ thô sơ bằng đá cuội, sống phân bố khá rộng, khá đông trên đất Việt Nam.

Thời đồ đá mới: 

Tiêu biểu với nền văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn (khoảng 6.000 - trên 10.000 năm trước). Con người đã sử dụng nhiều loại công cụ bằng đá có chức năng riêng; biết làm đồ gốm, trồng trọt sơ khai, từ giã hái lượm để sản xuất.