Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Khái quát chungTổng quanLịch sửDân cưTôn giáo và tín ngưỡngVăn hóaPhong tục tập quánNgôn ngữ văn họcLễ hội & trò chơi dân gianNghệ thuật biểu diễnTrang phụcKiến trúc, mỹ thuậtMón ăn, hoa, tráiChợĐơn vị hành chính
Diện tích: 6.703,4 km² Dân số: 522,4 nghìn người (2015). Tỉnh lỵ: Thành phố Cao Bằng. Các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hoà An, Phục Hoà, Quảng Uyên, Hạ Lang, Thạch An. Dân tộc: Tày, Nùng, Dao, H'Mông, Việt (Kinh), Sán Chay...

Điều kiện tự nhiên

Cao Bằng là một tỉnh miền núi ở phía bắc Bắc bộ. Phía bắc và phía đông Cao Bằng giáp Trung Quốc, phía tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp vì vậy giao thông giữa các huyện trong tỉnh bị hạn chế.

Cao Bằng có khí hậu ôn đới. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình mùa hè là 25ºC – 28ºC, mùa đông là 16ºC – 17ºC. Một số vùng núi cao như Trùng Khánh, Trà Lĩnh về mùa đông có tuyết rơi.

Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình rất thích hợp cho nghỉ ngơi, du lịch.

Tiềm năng phát triển du lịch

Lễ hội truyền thống của tỉnh Cao Bằng là nét đặc trưng của các dân tộc sinh sống trong vùng đặc biệt là lễ hội Lồng Tồng. Tỉnh cũng có nhiều di tích thắng cảnh như di tích Bắc Bó, khu di tích Kim Đồng, hồ trên núi Thang Hen, thác Bản Giốc (huyện Trùng Khánh) là một thác nước vào loại đẹp nhất ở Việt Nam...

Dân tộc, tôn giáo

Là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, Cao Bằng có nền văn hoá truyền thống rất phong phú. Người Tày chiếm số lượng khá lớn trong tỉnh, sống ở hầu hết các huyện. Họ có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày - Nùng). Nét đặc sắc về văn hoá của người Tày được thể hiện trong các hội làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then.

Giao thông

Từ Hà Nội theo quốc lộ 3 đến thị xã Cao Bằng khoảng 272km. Tỉnh có quốc lộ 4B đi Lạng Sơn, quốc lộ 3 đi Bắc Kạn, Trung Quốc, quốc lộ 34 đi Hà Giang.