Lễ hội Katê
Điều kiện tự nhiên
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, phía bắc giáp Khánh Hoà, phía tây giáp Lâm Đồng, phía nam giáp Bình Thuận và phía đông giáp biển Đông.
Ninh Thuận được bao bọc 3 mặt là núi: phía bắc và phía nam tỉnh là 2 dãy núi cao nhô ra sát biển, phía đông là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Địa hình có 3 dạng: miền núi, đồng bằng, vùng ven biển. Tỉnh có 2 hệ thống sông chính: hệ thống sông Cái, bao gồm các sông nhánh như sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông La, sông Quao... và hệ thống các sông suối nhỏ phân bố ở phía bắc và nam tỉnh như sông Trâu, sông Bà Râu.
Khí hậu: Ninh Thuận nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều và bốc hơi mạnh, không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm 27ºC, lượng mưa trung bình 705mm và tăng dần theo độ cao lên đến 1.100mm ở vùng miền núi. Một năm ở đây có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Ninh Thuận đang hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: nho, thuốc lá, mía, đường, bông, hành, tỏi và nuôi trồng thủy sản. Ninh Thuận là một trong số các ngư trường lớn của nước ta.
Ninh Thuận là một bức tranh hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả. Nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang, Ninh Thuận có vườn quốc gia Núi Chúa và nhiều thắng cảnh đẹp như: bãi biển Ninh Chữ, bãi biển Cà Ná, đèo Ngoạn Mục, thủy điện Đa Nhim và di tích lịch sử quí giá là các tháp Chàm: Pôklông Garai, Pôrômê, Hoà Lai,... hầu như còn nguyên vẹn.
Đến thăm nơi đây du khách có thể tham gia nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, du thuyền, leo núi, săn bắn, tham quan các di tích lịch sử, hoặc tham dự các lễ hội của người Chăm.
Dân tộc, tôn giáo
Là tỉnh có đông người Chăm sinh sống, Ninh Thuận mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Chăm. Nền văn hóa ấy được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. Nghệ thuật dân ca và múa Chăm đã trở thành di sản quí giá của nền văn hóa Việt Nam. Phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ của người Chăm vẫn được đồng bào địa phương gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay.
Đến nay, người Chăm vẫn giữ các nghi lễ như: lễ khai mương, đắp đê, lễ chặn đầu nguồn sông, lễ mừng lúa non, lễ xuống gặt, lễ mừng cơm mới... Đặc biệt một bộ phận người Chăm vẫn sống bằng nghề đánh cá, mà tục thờ cá voi ở tất cả các tỉnh ven biển ngày nay, chính là bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Chăm.
Thành phố Phan Rang nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, đường số 27 lên Đà Lạt (Lâm Đồng), Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột). Thành phố Phan Rang cách Nha Trang 105km, Đà Lạt 110km, Tp. Hồ Chí Minh 350km và Hà Nội 1.382km.
Giao thông