Chợ nổi Phụng Hiệp
Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Phía bắc tỉnh Hậu Giang giáp Tp. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu và phía tây giáp tỉnh Kiên Giang.
Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, kênh Xáng Nàng Mau ...
Khí hậu điều hoà, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Thành phố Vị Thanh cách Tp. Cần Thơ khoảng 60km. Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, hiện nay vẫn là một trong số địa phương sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất trong cả nước.
Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. Nhiều ngành công nghiệp mạnh trên địa bàn như chế biến nông, thuỷ sản; cơ khí; hàng tiêu dùng...
Hậu Giang nổi tiếng với chợ nổi Phụng Hiệp, di tích Long Mỹ, vườn cò độc đáo tại xã Xà Phiên, khu di tích Tỉnh ủy...
Giao thông
Tỉnh Hậu Giang có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ (quốc lộ 1A, quốc lộ 61) thuận tiện nối liền các mạch giao thông với các tỉnh ĐBSCL nên có khả năng giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Nam Sông Hậu và cả vùng ĐBSCL. Đặc biệt tuyến đường bộ nối Tp. Vị Thanh, thị trấn Một Ngàn và Tp. Cần Thơ, là cầu nối quan trọng giữa Tp. Cần Thơ với tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.