Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Huyện Mộc Châu

Diện tích: 2055 km²
Dân số: 139.000 người (năm 2007)
Dân tộc: Mông, Thái, Dao, Kinh
Đơn vị hành chính:
- Thị trấn: Mộc Châu, Nông trường Mộc Châu
- Xã: Chiềng Sơn, Tân Hợp, Quy Hướng, Suối Bàng, Tân Lập, Nà Mường, Tà Lai, Song Khủa, Liên Hòa, Chiềng Hắc, Hua Păng, Tô Múa, Mường Tè, Chiềng Khừa, Mường Sang, Đông Sang, Phiêng Luông, Chiềng Khoa, Mường Men, Quang Minh, Lóng Sập, Vân Hồ, Lóng Luông, Chiềng Yên, Xuân Nha, Tân Xuân, Chiềng Xuân

Địa lý tự nhiên

Mộc Châu là một huyện của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội gần 200km về phía tây bắc theo quốc lộ 6. Phía bắc giáp huyện Phù Yên, ngăn cách bởi dòng sông Đà, phía tây bắc giáp hai huyện Bắc Yên và Yên Châu, phía tây giáp với Lào, phía đông giáp tỉnh Hòa Bình, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa.

 

Huyện Mộc Châu có cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao 1050m so với mặt biển, trải dài khoảng 80km, rộng 25km, với những đồng cỏ mênh mông, những đồi chè xanh ngắt. Khí hậu ôn đới, mát mẻ rất thích hợp để du lịch. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC, mùa đông lạnh và khô, ít mưa; mùa hè mưa nhiều và không có bão.

 

Tiềm năng du lịch

Huyện Mộc Châu hấp dẫn du khách với không khí trong lành, khung cảnh yên bình, các thắng cảnh động Sơn Mộc Hương, rừng thông, thác Dải Yếm, đỉnh Phiêng Luông, và bản sắc văn hóa của dân tộc Mông, Thái, Dao.

 

Nằm trong trung tâm huyện lỵ là động Sơn Mộc Hương, còn gọi là hang Dơi, với những dải nhũ thạch lấp lánh tuyệt đẹp với nhiều hình dáng khác nhau bên trong động. Từ cửa động có thể quan sát thị trấn Mộc Châu.

 

Du khách yêu thích cắm trại, picnic có thể đến rừng thông trên những đồi thấp có quang cảnh đẹp và yên tĩnh. Khu rừng nằm trong thị trấn, đường đi lại thuận tiện.

 

Du khách ưa khám phá thì tìm đến thác Dải Yếm hay còn gọi là thác Nàng, hoặc thác bản Vặt (xã Mường Sang, cách nông trường Mộc Châu 3km) với hàng ngàn viên đá, tảng đá muôn hình nằm la liệt trên triền suối và thảm thực vật phong phú và tuyệt đẹp trên đỉnh thác.

 

Nằm cách Mộc Châu 15km về phía đông có đỉnh Phiêng Luông với độ cao 1500m. Trên đỉnh có một khu đá bằng phẳng rộng gần 10ha rất thích hợp cho những môn thể thao như đi ngựa, đi bộ hoặc leo núi.

 

Cách Mộc Châu khoảng 40km về phía nam có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha - Sốp Cộp, nơi đây là rừng nguyên sinh với nhiều động vật quý hiếm, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

 

Đến với Mộc Châu bên cạnh việc chiêm ngưỡng những cảnh đẹp thiên nhiên, du khách có thể tìm hiểu về những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống tại đây. Du khách có thể đến khu Lóng Luông (xã Lóng Luông), Vân Hồ (xã Vân Hồ) của dân tộc Mông, và khu bản Áng (xã Đông Sang), bản Vặt (xã Mường Sang) của dân tộc Thái và tham gia ngày hội văn hóa của người Mông vào ngày 30/8-2/9 hàng năm để thỏa sức đắm mình trong tiếng trống, tiếng khèn, hòa cùng những giai điệu lời ca, điệu múa ngất ngây trong hương rượu nồng và những trò chơi dân gian kỳ thú như: ném Pa pao, nhảy Tha kềnh, đánh Tu lu, rồng ấp trứng, kéo co, bắn nỏ, giã bánh dày....

 

Cao nguyên Mộc Châu còn là một trong những trung tâm trồng chè  và nuôi bò sữa lớn của cả nước. Định hướng của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định Mộc Châu là một trong 5 vùng trọng điểm phát triển bò sữa của Việt Nam.

 

Du khách đến đây để được lang thang trên những đồi chè mướt xanh, trên cánh đồng hoa cải trắng ngút ngàn trong không khí se se lạnh khi thu về, hay trên triền đồi đầy đào và mận trắng trong tiết trời ấm áp lúc xuân sang, thưởng thức ly sữa tươi nóng nguyên chất để xua đi cái giá lạnh của mùa đông và mua các sản phẩm từ sữa và chè san tuyết về làm quà.

 

Giao thông

Huyện Mộc Châu cách Hà Nội gần 200km theo quốc lộ 6, cách biên giới Lào 32km theo quốc lộ 43.

TÌM KIẾM
Điểm đến
Vùng
Tỉnh, thành phố
Loại hình
 
TRA CỨU LỄ HỘI
Ngày âm Tháng âm
 
ĐỔI LỊCH ÂM DƯƠNG
NGÀY THÁNG NĂM