Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Lễ hội đền Ghênh

Thời gian: 11-14/3 âm lịch
Địa điểm: Thôn Ngọc Quỳnh, xã Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Đối tượng suy tôn: Hoàng thái hậu Ỷ Lan (vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ vua Lý Nhân Tông), có công lớn chỉnh đốn triều đình, trị vì đất nước trong lúc vua thân chinh đánh giặc.
Đặc điểm:
Lễ rước nước, mộc dục, rước kiệu, lễ tế, dâng hương, biểu diễn hát quan họ, chèo, một số trò chơi.

Đền Ghênh nằm ở thôn Ngọc Quỳnh được xây dựng vào năm Ất Mùi (1115). Đền thờ Bà Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, người có công với nhân dân và đất nước. Bà là người phụ nữ duy nhất của đất nước hai lần nhiếp chính thay vua điều hành đất nước và đưa ra nhiều chủ trương kế sách giúp giảm nạn đói, đẩy mạnh sản xuất, phát triển các làng nghề, trừng trị bọn phản loạn, cùng các quan đại thần đánh đuổi giặc ngoại xâm nhiều lần xâm lược bờ cõi nước ta.

Khi thấy mình tuổi đã cao, Bà về quê an hưởng tuổi già và mất hưởng thọ 73 tuổi. Để tưởng nhớ công ơn của Bà, nhân dân xã Như Quỳnh tổ chức lễ hội trong bốn ngày 11-14/3 âm lịch hàng năm. Lễ hội được diễn ra như sau:

Ngày 11/3:

Buổi chiều, đội tế nam của làng do các cụ ông đảm nhiệm làm lễ tế cáo xin phép Đức Thánh  cho đội rước của làng làm lễ rước nước từ sông về đền để làm lễ Mộc Dục. Đến tối, làm lễ mở cửa đền và biểu diễn văn nghệ dân gian truyền thống. 

Ngày 12/3:

Buổi sáng, đây là ngày chính hội và được bắt đầu với màn rước kiệu đi xung quanh làng rất linh đình với sự tham gia đông đảo của dân làng trong tiếng trống đập rộn ràng. Mở đầu là đoàn múa rồng và sư tử của các võ sinh trong làng, tiếp theo là đội rước phướn, tiếp theo nữa là đội mang đồ lễ của các dòng họ và dân chúng trong làng, đi sau là đội tế lễ, và sau cùng là đội khiêng kiệu do nam thanh nữ tú của làng đảm nhiệm. Sau tiết mục rước kiệu là đến màn tế lễ do các cụ ông trong đội tế nam đảm nhiệm làm lễ tế Thánh.

Buổi chiều, các cụ bà trong đoàn tế nữ của đền làm lễ tế và dâng hương, sau đó là các đội tế nam và nữ của các làng lân cận vào tế và dâng lễ Thánh. Tối có biểu diễn cải lương, hát chèo.

              Ngày 13/3:

             Được bắt đầu với đội tế nam và tế nữ làm lễ tế và dâng hương trong đền. Tiếp theo là dân làng và khách thập phương vào lễ Thánh

             Ngày 14/3:

            Đây là ngày cuối cùng được bắt đầu với màn tế giã do các cụ bô lão trong làng đảm nhiệm, sau đó là tổng kết các cuộc thi và trao giải các trò chơi trong những ngày lễ hội.

Xen kẽ trong những ngày lễ hội còn có những trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ truyền thống như: hát quan họ, biểu diễn cải lương, thi kéo co, chọi gà, thi cờ tướng, cầu lông, đánh tổ tôm điếm…

                                                                                                                     (Nguồn: TTTTDL, Bài và ảnh: Huy Hoàng)

 

TÌM KIẾM
Điểm đến
Vùng
Tỉnh, thành phố
Loại hình
 
TRA CỨU LỄ HỘI
Ngày âm Tháng âm
 
ĐỔI LỊCH ÂM DƯƠNG
NGÀY THÁNG NĂM