Từ Hà Nội, qua cầu Long Biên rồi rẽ phải khoảng 1 km qua Yên Tân, du khách sẽ đến đình Phúc Xá. Đình nằm giữa vườn cây rợp bóng mát, thờ Thành hoàng làng Lý Thường Kiệt và hai danh tướng thời Hai Bà Trưng là vợ chồng Đào Kỳ và Phương Dung. Đình còn thờ Thánh nương công chúa cùng 3 vị khác là Bảo Trung, Minh Khiết, Hiến Trung.
Lý Thường Kiệt, tên thật là Ngô Tuấn, người làng An Xá (nay là làng Bắc Biên). Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ. Gia đình ông nhiều đời làm quan, có công với đất nước. Bản thân ông cũng có nhiều đóng góp cho đất nước nên được nhà vua ban cho mang họ vua là Lý Thường Kiệt và được phong rất nhiều tước hầu như Kỵ Mã Hiệu Úy, Hoàng Môn Chi Hậu, Bổng Hành Quân Hiệu Úy, Kiêm Hiệu Thái Bảo, Nguyên Soái Đại Tướng, Phụ Quốc Thái Phó và Phụ Quốc Thượng Tướng Quân. Năm 1072, ông làm Đôn Quốc Thái Úy Đại Tướng Quân, Đại Tư Đồ, nắm toàn quyền văn lẫn võ trong triều đình, giúp Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và Vua Lý Nhân Tông điều hành đất nước.
Năm 1105, sau khi Lý Thường Kiệt mất, dân làng An Xá dựng đền thờ ông ở phía bắc của bãi giữa sông Hồng. Sau này, đất bị lở, dân làng dời đình về vị trí như hiện nay.
Lễ hội làng Bắc Biên được tổ chức trong hai ngày, từ 05 đến 06 tháng Ba âm lịch hàng năm, thu hút rất nhiều nhân dân và du khách thập phương tham dự.
Ngày 05/3:
Buổi sáng, các cụ ông trong đội tế lễ mặc trang phục truyền thống rước kiệu. Cuối cùng là đội dâng lễ cùng dân làng. Đoàn rước xuất phát từ đình Phúc Xá đi lên phía làng Bắc Cầu gần bến Đông Trù để đón chạ anh từ làng Hội Phụ đi sang, rồi sau đó lại quay về đình. Theo thần phả, làng Bắc Biên đã kết chạ với làng Hội Phụ (thuộc huyện Đông Anh) vì cùng thờ Tướng quân Đào Kỳ. Khi kiệu về đình, đội tế nam làm lễ tế Thánh.
Ngày 06/3: (Chính hội)
Buổi sáng, lễ hội tiếp tục được diễn ra với lễ đọc thần phả của đình do ông Từ (người trông đình) thực hiện. Sau đó, đội dâng hương nữ làm lễ tế Thánh.
Buổi chiều, đội tế nam của làng Hội Phụ hành lễ tế Thánh. Tiếp đó là phong tục thả cá chép ra sông. Theo th�làm lễ bao sái, mộc dục tượng, đồ thờ cúng và làm lễ tế mở cửa đình.
Buổi chiều, lễ rước kiệu và rước văn được tổ chức theo phong tục truyền thống. Tất cả những người trong đội rước phải là thanh niên trẻ, khoẻ, chưa có gia đình… Đi đầu đám rước lần lượt là đội trống, chiêng, cờ, bát bửu, gươm, long đình, sênh tiền, rồi tới đội�n phả, xưa kia có vị tướng chỉ huy quân lính đi thuyền dọc bờ sông để tập kích giặc. Không may, thuyền bị thủng rồi đắm nên có nhiều cá chép nhảy vào thuyền. Vì vậy, trong hội làng có phong tục thả cá chép để tưởng nhớ các tướng sĩ trong trận đánh trên sông năm nào.
Trong hai ngày diễn ra lễ hội còn có nhiều hoạt động được tổ chức như: văn nghệ, đánh trống hội, múa quạt, thi đấu cờ tướng, chọi gà ...
(Nguồn: TTTTDL, Bài và ảnh: Huy Hoàng)