|
Đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Hộp cộng hưởng xưa kia bằng ống bương, tre, nay thường được làm bằng gỗ cứng. Dây đàn được cuốn vào trục ở phía dưới mặt đàn, đầu kia buộc vào vòi đàn nơi có gắn núm một quả bầu khô (nay được làm bằng gỗ). Do có núm bầu này mà có tên là "đàn bầu".
|
Đàn Tam là nhạc cụ dây gẩy của dân tộc Việt. Đàn được mắc ba dây nên gọi là Đàn Tam (tam là ba).
|
Tỳ Bà tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa.
|
Là nhạc cụ của các dân tộc Tày, Nùng, Thái cư trú tại các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Người Tày, Nùng gọi là Tính Then, người Thái gọi là Tính Tẩu (Tính là đàn, Tẩu gọi là quả bầu).
|
Khèn là một loại nhạc khí bản địa rất cổ đã có mặt ở Việt Nam từ trước Công nguyên. Trên các di vật của nền văn hoá Đông Sơn cổ đại còn lưu lại hình ảnh những người thổi khèn trong nhiều tư thế và bối cảnh khác nhau. Ngày nay, nhiều tộc ở Việt Nam vẫn sử dụng phổ biến loại nhạc khí này.
|
Một trong số không nhiều nhạc khí dành cho nữ giới. Tên gọi tiếng Xơ Đăng này đã trở nên phổ thông để chỉ loại nhạc khí hơi của một số tộc trên Tây Nguyên như Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Hrê...
|
Trống Xẩm hay còn gọi là trống mảnh, là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ của dân tộc Việt.
|
Là nhạc khí tự thân vang, chi gõ của dân tộc Việt. Trống Đồng được đúc bằng đồng cả vành và tang trống. Trống Đồng có 4 loại chính:
|
Là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ của dân tộc Việt.
|
Ngoài đền thờ 18 vị Vua Hùng có công tạo dựng đất nước, tỉnh Phú Thọ - một địa danh được gọi với cái tên đất Tổ - là nơi gìn giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống, vật thể và phi vật thể, trong đó, Trống Đất - một trong những nhạc cụ cổ nhất của dân tộc Việt Nam.
|
|