An Giang có thế mạnh về phát triển du lịch, hàng năm có trên 3 triệu khách du lịch và hành hương đến An Giang, với lợi thế đất liền gần các danh lam thắng cảnh của Campuchia như: PhnomPênh, SihanoukVille, Xiêm Riệp - Angkor. Đây cũng là thế mạnh để thu hút khách du lịch từ Campuchia qua và ngược lại.
|
Chùa Vạn Linh ở khu du lịch Núi Cấm |
Hiện nay, An Giang đang chú trọng cho việc phát triển Du lịch cũng như sự hợp tác du lịch với nước bạn Campuchia, cụ thể tỉnh đang tập trung đầu tư nâng cấp khu du lịch Núi Cấm thành khu du lịch trọng điểm Quốc gia, nâng cấp chợ Tịnh Biên, cửa khẩu Khánh Bình (đi từ An Giang sang Campuchia gần nhất), đưa khu kinh tế thương mại cửa khẩu Tịnh Biên vào hoạt động… Đây cũng là lợi thế để thu hút lượng khách du lịch qua lại giữa hai nước.
Hoạt động du lịch không chỉ gói gọn trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia mà còn có cơ hội và tiềm năng phát triển rộng ra các nước tiểu vùng sông Mekong. Đây là một trong những nội dung mà An Giang có thể hợp tác để phát triển trong thời gian tới.
Nằm trong khu du lịch trọng điểm của tỉnh, khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên, Khánh Bình và Vĩnh Xương còn là nơi khởi hành cho những chuyến tham quan, dã ngoại và thưởng ngoạn nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đa dạng phong phú từ An Giang với các tỉnh lân cận như Takeo, Kandal, Phnômpênh. Tỉnh An Giang từ lâu đã mở rộng giao lưu thương mại, du lịch với Campuchia với mong muốn phát triển và duy trì tình hữu nghị tốt đẹp và lâu bền giữa hai nước, đồng thời thắt chặt hơn mối quan hệ láng giềng thân thiện giữa hai tỉnh An Giang và Tà Keo, Kandal.
Cụ thể vừa qua An Giang đã tổ chức Đoàn khảo sát Vương quốc Campuchia để quảng bá về Du lịch Việt Nam (nằm trong khuôn khổ Dự án phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mekong), tổ chức hội chợ, triển lãm Thương mại – Du lịch tại Tịnh Biên nhằm khai thác tuyến du lịch Campuchia, khảo sát và hợp tác với ngành du lịch của Vương quốc Campuchia để khai thác các điểm đến và nguồn khách du lịch qua lại cửa khẩu của hai địa phương.Ngoài ra An Giang cũng còn tham gia các lần tổ chức hội chợ tại nước bạn Campuchia hàng năm.
Hiện nay hai nước luôn quan tâm thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế cửa khẩu, tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau để mở rộng mua bán, thực hiện các dịch vụ du lịch, chính quyền hai bên quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng như cầu đường cho các trục giao thông chính.
Trong thời gian tới hai bên sẽ quan tâm xây dựng hạ tầng khu du lịch trọng điểm để thu hút đầu tư phát triển du lịch, có tính đến hướng liên kết phát triển du lịch vùng ĐBSCL gắn với phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong - Campuchia.
Tăng cường an ninh dọc theo biên giới 2 nước và những nơi có khách du lịch tới tham quan. Tiến tới đơn giản hóa các thủ tục cho khách du lịch., chẳng hạn như Chính phủ đã bãi bỏ thị thực nhập cảnh (Visa) và từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp cho lực lượng Hải quan, Biên phòng cũng như đầu tư cơ sở vật chất cho 2 lực lượng này tại các cửa khẩu; thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị về tour, tuyến, hội chợ biên giới mà cụ thể là hội chợ cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên được tổ chức định kỳ hàng năm , vừa qua trong tháng 5 năm 2010 An Giang đã tổ chức thành công hội chợ Thương mại- Du lịch và đầu tư ĐBSCL tại huyện Tịnh Biên , để từ đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của 2 nước có điều kiện tiếp xúc, tăng cường hợp tác trong việc giới thiệu, quảng bá và kết nối tour và sản phẩm du lịch qua lại giữa 2 nước. Đồng thời, thông qua các hội thảo, hội nghị, hội chợ đó chính quyền An Giang và Campuchia sẽ thấy được những mặt thuận lợi, khó khăn để có những chính sách, cam kết chung phù hợp với điều kiện thực tế.Tổ chức đoàn khảo sát một số điểm du lịch của Kandal và Takeo. Tương lai tỉnh Kandal, Takeo sẽ củng cố và xây dựng một số điểm du lịch, điểm dừng chân hấp dẫn để doanh nghiệp An Giang có thể quảng bá đưa khách đến tham quan.
Hiện tại đất nước Chùa Tháp Campuchia đã được các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp trong khu vực, các đoàn đua, đoàn Famtrip, đoàn caravan (xe ô tô, mô tô đi du lịch thành đoàn) tổ chức nhiều tour tham quan du lịch .
Có thể nói thông qua các sự kiện Du lịch, văn hóa, thể thao lớn hàng năm là điều kiện để các tổ chức, cá nhân, các công ty lữ hành trong và ngoài nước, quan tâm sẽ đến khảo sát, tìm hiểu, tham quan du lịch tại các khu, điểm du lịch của hai nước nhằm hợp mở rộng thị trường kinh doanh và tăng cường hợp tác trên lĩnh vực thương mại, văn hóa, thể thao và du lịch.
Qua đó tạo sự hiểu biết thêm giữa hai nước, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại sẽ là cầu nối để đưa hai nước xích lại gần nhau hơn, thông qua các chương trình tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, giao thương được tổ chức giữa hai nước nhằm đáp ứng nhu cầu về tham quan du lịch, trao đổi văn hóa, thương mại của cư dân hai nước và của khách du lịch quốc tế, đồng thời lượng khách này sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển của các ngành dịch vụ trong khu vực.