Hoàng thành
Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, con đường Gốm sứ và rất nhiều các di tích
lịch sử văn hóa khác của Thủ đô sẽ là một trong những nguồn lực thu hút đầu tư
du lịch đến với Hà Nội trong thời gian tới.
|
Thành Cổ Loa |
Sáng ngày
17/12, Hội nghị giới thiệu tiềm năng và xúc tiến đầu tư du lịch Hà Nội đã diễn
ra tại Bảo tàng Hà Nội. Tại Hội nghị, ông Mai Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các công trình
văn hóa, các di tích lịch sử của thành phố trong phát triển du lịch của Thủ đô.
Trong đó
những công trình, di tích văn hóa lịch sử trọng điểm được đưa vào công tác
nghiên cứu đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới sẽ bao gồm: Công trình con
đường gốm sứ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, khu di tích Cổ Loa, Văn Miếu
Quốc Tử Giám, khu di tích Hương Sơn, làng cổ Đường Lâm, chùa Tây Phương, chùa
Thầy và nhiều các đình, đền, chùa ở Hà Nội.
Bên cạnh
đó, rất nhiều các hình thức du lịch văn hóa khác cũng được nghiên cứu phát
triển như: du lịch làng nghề, tham quan phố cổ Hà Nội bằng xe điện, khai thác
làng họa sỹ Cổ Đô – Ba Vì…
Trong phần
nêu các tiềm năng phát triển du lịch của Thủ đô, ông Mai Tiến Dũng còn đặc biệt
nhấn mạnh tầm quan trọng của hai di sản văn hóa lớn của Hà Nội, đó là: Khu di
tích Hoàng thành (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới) và Văn miếu
Quốc Tử Giám (hệ thống các văn bia tiến sỹ thời Lê Mạc tại đây đã được UNESCO
công nhận là di sản ký ức của nhân loại).
Định hướng
của Thủ đô Hà Nội trong những năm tới chính là khai thác tối ưu các giá trị tài
nguyên tự nhiên, các giá trị di sản văn hóa – lịch sử nhằm đa dạng hóa các sản
phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội.
Một điều
rất khả quan cho ngành du lịch, đó là trong bảng điều tra của Sở Du Lịch Hà Nội
năm 2008 về cảm nhận chung của khách du lịch đến tham quan Thủ đô nhận xét về
các di tích lịch sử văn hóa, cho thấy: 24,4% đánh giá là rất tốt, 57,3% đánh
giá ở mức tốt, 20,1% đánh giá ở mức trung bình, và chỉ có 2% đánh giá ở mức độ
kém. Từ đây cho thấy, các di tích lịch sử văn hóa của thành phố Hà Nội vẫn luôn
được du khách tham quan đánh giá cao và dành nhiều tình cảm yêu mến.
Thời gian
tới, các di tích lịch sử văn hóa sẽ tiếp tục trở thành những nguồn lực quan
trọng cho sự phát triển du lịch của Thủ đô. Tất nhiên, song song với nó cũng
cần ra sức đẩy mạnh công tác bảo tồn và giữ gìn các công trình văn hóa, các di
tích lịch sử. Có như vậy mới có thể tạo nên một sự kết hợp bền vững giữa các di
tích văn hóa và ngành du lịch của Thủ đô.