Năm 2012
Thừa Thiên-Huế (TTH) đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia với chủ đề “Du lịch
Di sản” và Festival Huế 2012.
TTH đã và
đang xây dựng sản phẩm Du lịch Di sản độc đáo với những mục tiêu và giải pháp
cụ thể để chào đón du khách muôn phương. Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VHTTDL
Thừa Thiên Huế cho biết: năm 2012, Thừa Thiên-Huế được chọn đăng cai tổ chức
Năm Du lịch quốc gia Bắc Trung Bộ với chủ đề “Du lịch Di sản” và Festival Huế
2012. Để tổ chức tốt sự kiện này, góp phần đưa du lịch di sản TTH ngày
càng phát triển bền vững, khẳng định một thương hiệu, ngành VHTTDL
sẽ triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tập trung
các nguồn lực để giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể. Chú trọng đầu tư hoàn chỉnh một số khu vực trọng điểm trong Quần thể di
tích cố đô Huế, tiếp tục triển khai các dự án bảo tồn và phát huy hệ thống di
tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử
văn hóa... từng bước hình thành những sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng
trên cơ sở khảo sát nhu cầu thị hiếu của từng đối tượng du khách.
Giải quyết
tốt mối quan hệ giữa bảo tồn giá trị di sản với phát huy phục vụ du lịch và
phát triển các ngành kinh tế khác; giữa phát triển sản phẩm du lịch và bảo vệ
tài nguyên du lịch. Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị Quần thể di
tích cố đô Huế. Điển hình như các hoạt động lễ hội, các điểm tham quan mang tính
tôn giáo như: đền Huyền Trân, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, tượng Quán Thế Âm,
điện Huệ Nam...
Tập trung các khả năng để phát triển du lịch vùng biển và đầm phá, đây là một
lợi thế cơ bản của TTH, hình thành các tour du lịch từ Huế đi Bạch Mã - Cảnh
Dương - Chân Mây - Lăng Cô - Sơn Chà; Thuận An - Tư Hiền - Vinh Thanh - Túy
Vân, Phá Tam Giang - Cầu Hai, khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, các tour du
lịch biển vùng Bao Vinh, Thành Cổ Hóa Châu - Hải Dương…
Tiếp tục
nâng cao chất lượng các kỳ Festival quốc tế Huế (vào các năm chẵn) và các kỳ
Festival nghề truyền thống (vào các năm lẻ), trong đó tập trung khai thác đặc
trưng văn hóa truyền thống và hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
của vùng đất xứ Huế, thu hút khách du lịch, thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển
bền vững. Chú trọng đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
phi vật thể như ca Huế, tuồng cung đình Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế; Phát huy
những lợi thế của vùng đất văn hóa, khai thác các giá trị của lễ hội để xây
dựng thành sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao. Tập trung công tác nghiên
cứu phục hồi các loại hình lễ hội truyền thống dân gian, tái hiện một số lễ hội
cung đình, ca múa nhạc mang bản sắc Huế phục vụ nhu cầu của khách tham quan,
góp phần đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Tăng cường
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, trong đó tập trung đầu tư xây
dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống đường giao thông đến di tích, phương
tiện giao thông, khai thác hệ thống giao thông đường thủy; đầu tư xây
dựng các sản phẩm du lịch như hình thành các khu nhà vườn nổi trên vùng đầm
phá, khai thác giá trị của không gian văn hóa như sông Hương, di tích cố đô
Huế, phá Tam Giang, những cảnh quan đặc trưng của vùng đất xứ Huế...
Nâng cao nhận
thức toàn dân về công tác bảo tồn di tích phục vụ phát triển du lịch thông qua
các chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, phổ biến Luật Di sản văn
hóa, Luật du lịch. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn, phát huy giá trị di
sản văn hóa dân tộc. Kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước để thành lập Quỹ hỗ trợ bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc và
cảnh quan đô thị Huế; Quỹ phát triển văn hóa nghệ thuật cố đô Huế nhằm góp
phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Huế.
Tăng cường
công tác quảng bá, tiếp thị “điểm đến”; tập trung giới thiệu rộng rãi các tài
nguyên du lịch văn hóa, di sản quan trọng của TTH cho du khách trong và ngoài
nước được biết thông qua ấn phẩm quảng cáo, brochure, poster, sách hướng dẫn,
website… Tăng cường sự liên kết phối hợp giữa các địa phương trong nước và quốc
tế có di sản để hình thành nên tuyến con đường di sản trên cơ sở khai thác
những ưu thế của từng vùng đất để hình thành những sản phẩm đặc trưng riêng có
của từng địa phương, từng vùng miền, tránh sự lặp lại đơn điệu để thu hút, kéo
dài thời gian tham quan, du lịch của du khách.