Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ VI
Cập nhật: 15/11/2010
Chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 65/SL về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc (23/11/1954 – 23/11/2010), từ ngày 20 - 24/11/2010, tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Số 2, Hoa Lư, Hà Nội), sẽ diễn ra chương trình Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ 6 với chủ đề “Dấu ấn Thăng Long - Hà Nội và Tuổi trẻ với Di sản văn hóa Việt Nam”.

Nội dung hoạt động:

1. Các khu vực trưng bày, triển lãm:
Nhà M3:
- Giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long - Di sản Văn hóa Thế giới thông qua các tư liệu, hiện vật, hình ảnh, băng hình, sơ đồ, hồ sơ được UNESCO công nhận Di sản thế giới, Bằng công nhận Di sản thế giới (diện tích trưng bày 100m2).
- Trưng bày bộ sưu tập cổ vật Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ.
- Giới thiệu di tích, danh thắng Thăng Long xưa - Hà Nội nay (vật thể và phi vật thể).
- Giới thiệu hình ảnh, ấn phẩm sách Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Nhà M2:
- Giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo nhân tài, hiền sĩ cho đất nước.
Phần trưng bày gồm:
 + Mô hình toàn cảnh Khuê Văn Các
 + Hoành phi câu đối
 + Gánh sách học trò
 + Bia Tiến sỹ
 + Bảng danh sách Trạng nguyên, trang phục nho sinh
 + Tôn vinh Nhà giáo Chu Văn An
 + Hình ảnh về dạy học và thi cử thời xưa...

* Giới thiệu về hệ thống 82 Bia Tiến sỹ. Hồ sơ bia đá các khoa thi Tiến sỹ Triều Lê - Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Nhà M1:
- Tinh hoa ẩm thực Hà Nội.
Hai nhà nối:
- Những hình ảnh ghi lại dấu ấn, những khoảnh khắc đáng nhớ của Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Ngoài trời: Khu trưng bày
- Tinh hoa thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội.
- Giới thiệu các sản phẩm tinh xảo, độc đáo được làm nên từ trí tuệ và đôi bàn tay tài khéo của các nghệ nhân, thợ thủ công - di sản ngàn đời được ông cha để lại cho con cháu.

2. Các hoạt động giao lưu, văn hóa nghệ thuật, lễ hội
- Trình diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống, thao diễn tay nghề, giới thiệu văn hóa ẩm thực Hà Nội, trò chơi dân gian...
- Lễ rước và nghi thức dâng hương Tổ nghề, dâng hương Thành hoàng làng (theo đúng nghi lễ dân gian) của làng cổ Hà Nội.
- Tọa đàm, trao đổi với Chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội (vật thể và phi vật thể)”.
- Ngày về nguồn 23-11: Tiếp tục triển khai Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với các hoạt động: thi vẽ tranh danh lam thắng cảnh nổi tiếng Hà Nội, giao lưu nghệ thuật truyền thống do học sinh - sinh viên biểu diễn, hoạt động của thanh niên, sinh viên với Chủ đề “Tuổi trẻ với Di sản văn hóa Việt Nam”.
- “Đêm Di sản” và trao Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa cho Khu Di tích Pác Bó (Cao Bằng) của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, chương trình do Ban Tổ chức phối hợp Đài Truyền hình Trung ương truyền hình trực tiếp tại Sân khấu Âu Cơ, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam vào tối 23/11. 

hoidisan.vn