Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Khái quát chungTổng quanLịch sửDân cưTôn giáo và tín ngưỡngVăn hóaPhong tục tập quánNgôn ngữ văn họcLễ hội & trò chơi dân gianNghệ thuật biểu diễnTrang phụcKiến trúc, mỹ thuậtMón ăn, hoa, tráiChợĐơn vị hành chính
Tên dân tộc: Sán Chay (Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận). Dân số: 147.315 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú:Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc.

Phong tục tập quán:
Thờ tổ tiên là chính, song chịu ảnh hưởng Phật giáo và Nho giáo. Nhà ở bằng đất. Nhà được mường tượng như con "trâu thần", 4 cột chính tượng trưng cho 4 chân, rui, mè là xương sườn, nóc nhà được coi là sống lưng. Tại góc nhà thuộc phần ngoài của nhà có một căn buồng nhỏ, nơi thờ "hương hoả", được coi là linh thiêng nhất trong mỗi gia đình.

Có nhiều họ, mỗi họ chia ra các chi. Người cha là chủ nhà. Sau khi cưới cô dâu về ở với cha mẹ đẻ cho đến khi mang thai mới về ở hẳn nhà chồng.

Ngôn ngữ:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.

Văn hoá:
Có nhiều truyện cổ, thơ ca, hò, vè, tục ngữ, ngạn ngữ. Ðặc biệt sình ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ hấp dẫn nhất. Nhạc cụ gồm: thanh la, não bạt, trống, chuông, kèn...

Trang phục:
Giống người Kinh hoặc người Tày.

Kinh tế:
Làm ruộng nước, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.