Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Khái quát chungTổng quanLịch sửDân cưTôn giáo và tín ngưỡngVăn hóaPhong tục tập quánNgôn ngữ văn họcLễ hội & trò chơi dân gianNghệ thuật biểu diễnTrang phụcKiến trúc, mỹ thuậtMón ăn, hoa, tráiChợĐơn vị hành chính
Diện tích: 13.125,4 km² Dân số: 1.853,7 nghìn người (2015). Tỉnh lỵ: Thành phố Buôn Ma Thuột. Thị xã: Buôn Hồ. Các huyện: Ea H'leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cư M'gar, Ea Kar, M'Đrắc, Krông Pắc, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin. Dân tộc: Việt(Kinh), Êđê, M'Nông, Nùng, Tày.

 

Buôn Đôn

 

Điu kin t nhiên

Tỉnh Đắk Lắk nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400 - 800m so với mặt nước biển, phía bắc và đông bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây giáp Căm-pu-chia và tỉnh Đắk Nông, phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa.

 

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn trong cả nước. Vùng núi cao từ 1.000 – 1.200m chiếm 35% diện tích của tỉnh. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột cao 450m, chiếm 53,5%, đất đỏ mầu mỡ, khá bằng phẳng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc và trồng rừng. Đất trũng phù sa (12%) trồng lúa và đồng cỏ tự nhiên. Rừng Đắk Lắk có trữ lượng gỗ dồi dào và nhiều động vật quý hiếm như voi, hổ, báo, gấu, nai, heo rừng, bò rừng.

 

Đắk Lắk có các hệ thống sông chính: sông Ba, sông Sêrêpôk( các nhánh Krông Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô...) và một số nhánh sông nhỏ khác. Nhiều thác cao có nguồn thuỷ năng lớn, khai thác thủy điện như thác: Dray H'Linh, Buôn Kuốp. Nhiều hồ lớn như hồ Lắk, hồ Ea Kao, hồ Ea Súp, hồ Đakmin... cung cấp nước tưới và thuỷ sản nước ngọt cho toàn tỉnh.

 

Khí hậu: vùng này tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 24ºC, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5ºC. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe suối khô cạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông.


Tim năng phát trin du lch

Đến Đắk Lắk du khách có thể đi thăm thác Thủy Tiên, những hồ nước thơ mộng như hồ Lắk, hồ Buôn Triết, hồ Ea Kao; các khu rừng nguyên sinh - vườn quốc gia Yok Đôn, khu lâm viên Ea Kao, thăm Buôn Đôn nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi, các di tích lịch sử như tháp Chàm thế kỷ 13, biệt điện của cựu hoàng Bảo Đại, nhà tù Buôn Ma Thuột hoặc tìm hiểu đời sống văn hoá các dân tộc ít người.

 

Dân tc, tôn giáo

Vùng đất này có nền văn hoá cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn. Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hoá dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông (huyện Lắk), đàn T'rưng, đàn Klông pút, đàn nước, kèn, sáo...

 

Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.

 

Giao thông

Hệ thống mạng lưới giao thông khá thuận lợi, các quốc lộ 14 đi Pleiku - Gia Lai (180km), đi Đắk Nông và Tp. Hồ Chí Minh; quốc lộ 26 đi Nha Trang – Khánh Hòa (190km); quốc lộ 27 đi Đà Lạt – Lâm Đồng (395km).

 

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở vùng đông dân nhất Tây Nguyên, trên độ cao 536m, cách Hà Nội 1.390km, cách Tp. Hồ Chí Minh 360km.