Văn hóa Phật giáo thúc đẩy ngành du lịch thế giới
Cập nhật: 02/10/2020
Nhiều năm trở lại đây, dưới ảnh hưởng tích cực từ dòng người khổng lồ đi chiêm bái các thánh tích Phật giáo, chính phủ, giới doanh nhân đã nhận ra tầm quan trọng của ngành dịch vụ du lịch và đã có những bước tiến, sự đầu tư thích đáng cả về chiều rộng, sâu và tầm ảnh hưởng toàn cầu.

Du lịch tâm linh là gì? Hiểu thế nào cho đúng

Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới sở hữu một hệ thống di sản văn hóa thế giới dày đặc, trải đều trên khắp mọi miền đất nước. Sự độc đáo, đa dạng của các thể loại văn hóa của Ấn Độ thật khiến người ta phải thốt lên kinh ngạc. Trong đó, các di sản văn hóa Phật giáo ở Ấn Độ nổi tiếng thế giới không chỉ vì ý nghĩa tôn giáo của nó mà nó còn bởi sự kỳ vĩ, vô song, từ đường lối kiến trúc đến họa tiết, hoa văn… khiến giới nghiên cứu khoa học phải ưu ái đặt, xếp cho nó riêng hẳn một vị trí trang trọng, một trường phái mang tính hàn lâm tên gọi – Buddhist Art (Nghệ thuật Phật giáo).

Hệ thống di sản văn hóa với kiến trúc đặc thù của Phật giáo như Lumbini (nơi sinh của Đức Phật), Sarnath (nơi Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên), Đại học Nalanda (cổ đại từng là một trung tâm học tập Phật giáo vĩ đại), Bodhgaya (nơi Đức Phật đạt được giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề linh thiêng), quần thể hang động Ellora, Ajanta, Đại tháp Sanchi và Amaravati v.v… Mỗi năm, tại các thắng tích này, hàng triệu du khách có tín ngưỡng Phật giáo hoặc không tín ngưỡng từ khắp nơi trên thế giới đến đây chiêm bái, tham quan, tạo đà cho ngành dịch vụ du lịch có nhiều cơ hội phát triển đem lại một nguồn thu khổng lồ cho ngân sách nhà nước.Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc Đông Nam Á được tiếp cận với Phật giáo và văn hóa Ấn Độ thông qua các thủy thủ và thương nhân. Kể từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, chùa không chỉ là nơi dành cho các tu sĩ, tín đồ tu tập, thực hành giáo lý nhà Phật. Chùa còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa và lễ hội.

Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới sở hữu một hệ thống di sản văn hóa thế giới dày đặc, trải đều trên khắp mọi miền đất nước.

Những hình ảnh đẹp tại không gian văn hóa du lịch Bát Tràng - Chợ Chiều

Tuy nhiên, nguồn lợi tức khổng lồ mà Phật giáo mang lại không chỉ nằm ở khía cạnh vật chất, mà nó nằm ở sự tích lũy tinh thần; và không ngoa ngôn khi nói rằng Phật giáo đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tâm hồn, tình cảm của chúng ta. Và như vậy, khái niệm văn hóa được Edward Burnett Tylor, một đại biểu cho thuyết tiến hóa văn hóa, người có những đóng góp đặc biệt đối với nhân loại học và văn hóa học là hoàn toàn chuẩn chỉnh “Văn hóa là tổ hợp các tri thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và các năng lực, thói quen khác mà con người với tư cách là thành viên của xã hội tiếp thu được”.

Nếu nói: “Cốt lõi của một nền văn hóa được hình thành bởi các giá trị” thì hội nhập văn hóa là động lực để phát triển xã hội. Một xã hội không có được một nền văn hóa dầy, phong phú, mang tính bản sắc đặc thù thì xã hội ấy coi như đã, đang, sẽ mất dần đi ảnh hưởng, quyền lực của mình trên đà tiến hóa, hội nhập văn minh. Đó là lý do tại sao Ấn Độ không phải là đất nước có nền du lịch phát triển như Thái Lan, một môi trường sạch, xanh đẹp như Singapore nhưng nhưng lớp lớp người dân từ các nước thuộc nền văn minh tiến bộ phương Tây vẫn tự nguyện tìm đến và hòa mình vào nền văn hóa của quê hương Đức Phật để tìm đến với nền văn hóa Ấn Độ; đến với một đất nước có nền văn hóa cùng các nghi thức tôn giáo tâm linh vượt xa khỏi tầm tư duy thường tình của loài người.

Nhiều năm trở lại đây, dưới ảnh hưởng tích cực từ dòng người khổng lồ đi chiêm bái các thánh tích Phật giáo, chính phủ, giới doanh nhân đã nhận ra tầm quan trọng của ngành dịch vụ du lịch và đã có những bước tiến, sự đầu tư thích đáng cả về chiều rộng, sâu và tầm ảnh hưởng toàn cầu.

Những địa chỉ du lịch tâm linh ở Hà Nội Phật tử nên đến thăm

Khi Hindu giáo chiếm ưu thế, sau nhiều thập kỷ Phật giáo hiện đại không có cơ hội để phát triển ở Ấn Độ. Nhưng nhiều năm trở lại đây, dưới ảnh hưởng tích cực từ dòng người khổng lồ đi chiêm bái các thánh tích Phật giáo, chính phủ, giới doanh nhân đã nhận ra tầm quan trọng của ngành dịch vụ du lịch và đã có những bước tiến, sự đầu tư thích đáng cả về chiều rộng, sâu và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Họ nhận ra nếu không có biện pháp thực thi, sự tài trợ thì một di sản văn hóa xã hội quan trọng sẽ mãi mãi biến mất khỏi thế giới. Một trong những cách để xây dựng thương hiệu văn hóa Ấn Độ là thông qua những chuyến hành hương Phật giáo. Họ nhận thấy, một lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới đến Bodhgaya mỗi năm. Những khách du lịch này sẽ có cơ hội hòa nhập cuộc sống và tìm hiểu về văn hóa của người Ấn Độ.

Và như thế, các ngành dịch vụ như du lịch càng ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nhận thấy nguồn lợi tức từ các tour du lịch hành hương, Chính phủ Ấn Độ đã trích một khoản ngân sách khổng lồ để bảo tồn, tôn tạo các di tích. Vào năm 2015, lễ đặt đá khởi công xây dựng một “Thủ đô của nhân dân” thuộc bang Andhra Pradesh; nơi có Đại tháp Amaravati – di sản văn hóa Phật giáo vĩ đại của nhân loại do đích thân Thủ tướng Narendra Modi: người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ đặt viên đá đầu tiên, đã góp phần nâng vị thế của Phật giáo vào bối cảnh thích hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Mặc dù hiện nay Phật giáo không còn giữ vị thế quốc giáo nhưng Phật giáo vẫn duy trì được vị trí của mình trong các tín ngưỡng Ấn Độ, và ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa truyền thống của Ấn Độ, Vì vậy, Phật giáo luôn có một chỗ đứng vững chắc trong đời sống con người và ảnh hưởng của Phật giáo là không thể phủ nhận.

Du lịch cần được xác định như là một ngành chiến lược then chốt vì Việt Nam được ưu đãi với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, thừa tiềm năng để có thể phát triển hơn nữa.

Chương trình kích cầu Du lịch khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra

Hàng năm, người dân Việt Nam đã chi rất nhiều tiền để đi du lịch nước ngoài như Mỹ, Dubai, Thái Lan, Singapore, hoặc các nước thuộc châu Âu… Đi du lịch mang lại cho chúng ta nhiều trải nghiệm tuyệt vời và hiểu thêm các nền văn hóa khác nhau. Tương tự như vậy, những người từ nước ngoài sẽ tìm hiểu những điều tuyệt vời, kỳ lạ, và thú vị về văn hóa Việt Nam, trong đó có Phật giáo Thiền tông, Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Nam tông… với các lễ hội truyền thống hàng năm mang đậm bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc. Như vậy, ý nghĩa văn hóa Phật giáo không chỉ thể hiện trong nghệ thuật, văn học, triết học, nghi lễ, v.v… mà nó còn để lại những dấu tích riêng biệt trong văn hóa Việt Nam, trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc. Và qua đó có thể nhận thấy văn hóa Phật giáo có sự tương tác với cuộc sống hiện đại và tương tác là nền tảng của đời sống văn hóa thời toàn cầu hóa. Và như thế, ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo trong bối cảnh hiện nay nhất định cần phải được các nhà làm văn hóa xác định tầm nhìn rõ ràng cho sự phát triển của ngành du lịch.

Như vậy, du lịch cần được xác định như là một ngành chiến lược then chốt vì Việt Nam được ưu đãi với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, thừa tiềm năng để có thể phát triển hơn nữa. Singapore là một ví dụ, công nghiệp hóa du lịch đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Singapore, biến Singapore thành một con hổ châu Á. Dù họ không có tài nguyên thiên nhiên và thế mạnh về công nghệ thông tin như Ấn Độ, nhưng Singapore đã biết dựa vào thế mạnh của các nền văn hóa đã du nhập vào đất nước họ như Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc… và trân trọng các di sản của các nền văn hóa mới như một phần văn hóa của quốc gia họ.

Hệ thống di sản văn hóa với kiến trúc đặc thù của Phật giáo như Lumbini, Sarnath, Đại học Nalanda, Bodhgaya, quần thể hang động Ellora, Ajanta, Đại tháp Sanchi và Amaravati v.v…

Nhật Mai

phatgiao.org.vn