Tối 2/10,
khoảng 500 diễn viên, nghệ nhân của 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình cùng các đoàn nghệ nhân các tỉnh Gia Lai, Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ và
thành phố Hà Nội đã tham dự khai mạc Liên hoan trình tấu cồng chiêng, chào mừng
125 năm ngày thành lập và 20 năm tái lập tỉnh Hòa Bình.
Các đoàn đã
mang đến những màn trình diễn phong phú, đa dạng, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Liên hoan
cũng là dịp tôn vinh giá trị nghệ thuật cồng chiêng, di sản văn hóa đặc sắc của
nhân loại, đồng thời cũng là dịp để các nghệ nhân cồng chiêng tỉnh Hòa Bình và
các tỉnh bạn có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nhằm phát huy giá trị văn
hóa cồng chiêng của mỗi địa phương.
Hiện nay
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình còn gần 1.000 chiếc cồng chiêng và khoảng 35 bài cồng cổ đang được lưu truyền, phổ biến trong các dịp
lễ hội, ngày Tết.
Từ xa xưa,
cho dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, mỗi gia đình người Mường trên đất Hòa
Bình cũng cố gắng sắm một vài chiếc cồng, thậm chí cả dàn cồng. Cồng chiêng đã
gắn bó mật thiết với sinh hoạt đời sống hàng ngày của con người, được sử dụng
trong các ngày lễ, tết, hội.
Cồng chiêng
là tài sản tinh thần, chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng
ngày của mỗi gia đình và cộng đồng dân cư trên địa bàn.