Trống Paranưng là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ vỗ của tộc người Chǎm Ninh Thuận, Bình Thuận.
Trống chỉ có một mặt, đường kính khoảng 45 - 50cm, bịt bằng da hoẵng hoặc da dê. Tang trống liền làm từ gỗ lim hoặc gỗ cà chỉ cao khoảng 9cm. Mặt trống được cǎng bằng hai đai tròn làm từ một đoạn mây song và một hệ thống dây chằng đan chéo nhau để cǎng mặt trống. Từ giữa tang đến vành phía dưới là những con nêm để cǎng trống khi bị trùng.
Người đánh trống Paranưng được gọi là "ông thầy vỗ", vì khi diễn tấu, trống được đặt ở trước bụng, rồi sử dụng các ngón của hai bàn tay vỗ (chứ không dùng dùi) vào những vị trí khác nhau trên mặt trống tạo các âm có mầu sắc: Tìn ; Tin; Tắc.
- Tìn: Dùng các đầu ngón tay phải khép lại, vỗ vào mặt trống cách vành khoảng 12cm, rút tay lên ngay tạo âm vang rền.
- Tin (hoặc tâm): Dùng các đầu ngón tay phải mở ra vỗ vào mặt trống cách vành 5-6cm, rút tay lên ngay tạo âm cao hơn Tìn.
- Tắc: Dùng các đầu ngón tay trái khép lại vỗ vào mặt trống cách vành 5 - 6cm, nhưng ấn giữ nguyên tạo âm ngắt và đục.
Paranưng có chức nǎng vỗ nhịp đệm cho hát, hòa cùng nó thường là kèn Xaranai và trống Ghì Nằng. Người sử dụng Paranưng là ông Mư tuồn chủ lễ, có lẽ vì thế trống Paranưng trở thành một nhạc cụ quan trọng trong lễ hội của dân tộc Chǎm.
Nguồn: Viện Âm Nhạc Việt Nam
http://vn-style.com/vim