Cốm làng Vòng (Cầu Giấy) từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng ẩm thực với hương vị thơm ngon đặc trưng của Hà Nội mỗi dịp thu về.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”, diễn ra từ ngày 8/10 đến 31/12.
Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Bộ VHTTDL đã tập trung triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số và coi đây là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn mà Chính phủ đã chỉ đạo.
Tỉnh Bình Thuận hướng đến đưa lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, có sức thu hút nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Sau hơn một năm xây dựng, Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới - “ngôi nhà chung”, bảo tồn, gìn giữ, tái hiện và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã chính thức hoạt động trong niềm vui của đồng bào miền tây xứ Huế.
Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam, phối hợp với Adobe tổ chức tập huấn cho các bảo tàng và trung tâm lưu trữ trong nước nhằm tìm hiểu về vai trò của công nghệ 3D trong bảo tồn văn hóa và di sản bản địa.
Bộ đàn đá Khánh Sơn - bảo vật quốc gia, là “hồn cốt của người Raglai”, được tỉnh Khánh Hòa quyết tâm bảo tồn, khôi phục, để cho tiếng đàn đá vang vọng mãi.
Một ngày đầu thu, sau nhiều cuộc hẹn, chúng tôi mới có dịp gặp gỡ và trò chuyện cùng ông Cao Xuân Ngọc, Chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) hát Chèo thôn Lau Chảy, xã Liêm Thuận (Thanh Liêm, Hà Nam). Cuộc trò chuyện với ông Ngọc đã mở ra một câu chuyện đầy cảm hứng về việc bảo tồn và phát huy nét đẹp…
Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng có nhiều giá trị về địa chất, địa mạo, văn hóa, đa dạng sinh học… Trong đó, giá trị tài nguyên văn hóa trong vùng CVĐC rất đa dạng và phong phú, tạo nên nét đặc trưng riêng. Trong quá trình xây dựng CVĐC, các cấp, ngành và người dân sống trong vùng…
Với giá trị độc đáo, đại diện cho nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB) nổi tiếng thế giới, tháng 7 vừa qua, di tích khảo cổ hang xóm Trại và mái đá làng Vành, huyện Lạc Sơn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Người Tày ở Bắc Kạn có một điệu múa cổ rất ấn tượng, đặc sắc gần đây mới được quảng bá và biết đến nhiều hơn, đó là điệu múa bát. Hiện nay, múa bát không chỉ được biểu diễn trong các lễ hội, hoạt động văn nghệ quần chúng mà còn trở thành sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong hành trình…
Chiều 26/8, tại TPHCM, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam cùng Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc phối hợp tổ chức Tọa đàm “Văn minh trà Việt trong phát triển kinh tế và du lịch”.