(TITC) - Kéo co là một thực hành văn hóa, một hình thức sinh hoạt cộng đồng đã có từ lâu đời và phổ biến ở các nước nông nghiệp trồng lúa nước ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, tiêu biểu là Hàn Quốc, Campuchia, Philippines và Việt Nam.
Hàng năm, cứ vào ngày mùng mười tháng Hai âm lịch, người dân xã Dạ Trạch (Khoái Châu) lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, một trong 16 lễ hội lớn nhất cả nước, gắn với truyền thuyết về tình yêu giữa chàng trai nghèo họ Chử và con gái Vua Hùng thứ 18.
Lễ Bắn là một trong những lễ hội lớn của làng, không cố định thời gian tổ chức, có khi là 1-2 năm, có khi đến 15-20 năm vẫn chưa tổ chức lại.
Rất nhiều năm trở lại đây, nhiều du khách trong và ngoài nước đã đến với Di sản văn hóa thế giới Hội An, cùng người dân phố cổ đón Tết cổ truyền của Việt Nam.
Trong mâm cỗ ngày Tết, người Sán Dìu dâng lên Tổ tiên không thể thiếu món bánh chưng gù. Món bánh truyền thống này cầu kỳ, kỹ lưỡng và kiên nhẫn như tính cách của người Sán Dìu dâng lên Tổ tiên ngày Tết với lòng thành kính và gửi gắm những tình cảm thiêng liêng nhất.
Đây là lễ hội được bà con tổ chức vào ngày đầu tiên của năm dương lịch và được duy trì đều đặn từ năm 1994 đến nay.
Người Dao ở Yên Bái có nhiều nghi lễ thờ, cúng quan trọng, trong đó có Lễ hội “12 con giáp” hay còn gọi Lễ hội cầu mùa luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Mỗi năm có 3 lần tổ chức lễ hội: ngày 2/2, 6/6 và 22/12 âm lịch.
Một bộ trang phục cho thanh đồng có giá từ một đến 5 triệu đồng. Thông thường họ đặt ít nhất 5 loại trang phục hầu đồng.
Hàng năm, vào mùa hoa ban nở rộ, người Thái ở Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ (Sơn La) tổ chức Lễ hội Hoa ban để tưởng nhớ tới hai cô gái (Hai nàng), là những phụ nữ đảm đang và tinh khiết như hoa ban rừng được dân tộc Thái tôn thờ như “hai bà chúa”.
Cùng với việc sáng tạo ra những bộ trang phục truyền thống cầu kỳ, lạ mắt, hát Páo dung là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Dao Văn Yên, là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày.
Hàng năm sau khi thu hoạch mùa màng, dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu lại tổ chức lễ mừng cơm mới để cúng báo tổ tiên, tạ ơn trời đất và cầu mong mùa màng.
Nét văn hóa độc đáo trong lễ cưới của người Sán Chay là phong tục giấu cô dâu.