Xứ biển Gò Công
Cập nhật: 20/01/2009
Nếu có dịp tới Tiền Giang, mời du khách ghé thăm 2 điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh, đó là: Lăng Hoàng Gia và Di tích khảo cổ Gò Thành.

Lăng Hoàng Gia

Lăng Hoàng Gia là một di tích lịch sử thuộc triều Nguyễn, tọa lạc tại Giồng Sơn Quy (Gò Rùa), ngày nay thuộc ấp Hoàng Gia, xã Long Hư­ng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Ông Võ Thành Sơn, ngư­ời quản lý Khu Di tích lăng Hoàng Gia cho biết: Dòng họ Phạm đã sống lâu đời ở đất Gò Công. Ông Phạm Đăng Khoa là ngư­ời khai hoang lập nghiệp ở xứ này. Phạm Đăng Hưng là hậu duệ đời thứ tư­, ông làm quan dư­ới triều Minh Mạng. Nhân dân thường gọi là ông “Ba Bị" vì lúc làm Điền Tuấn Quan, đi đâu ông cũng mang theo ba bị hạt ngũ cốc để phân phát cho nông dân nghèo những khi thiên tai, hạn hán, bão lụt. Phạm Đăng Hưng sinh năm 1764 tại Giồng Sơn Quy.

Năm 1825, Phạm Đăng H­ưng bị bệnh mất tại Huế, đ­ược Vua Minh Mạng thăng hàm Vinh lộc đai phu, Trụ quốc hiệp biên, Đại học sĩ, Thụy Trung Nhã và đưa về an táng tại Sơn Quy. Lăng mộ Phạm Đăng Hư­ng tọa lạc trên một gò cao có dáng mu rùa, mộ xây theo tam cấp, tứ trụ, diện tích hơn 800m². T­ương truyền thi thể Phạm Đăng H­ưng được chôn ngồi. Trước mộ có tấm bia đá Cự Thạch.

Năm 1849, Phạm Đăng Hưng được Vua Tự Đức gia phong, truy tặng Đặc tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái bảo Cần Chánh Điện, Đại học sĩ, t­ước Đức quốc Công. Ông là ông ngoại vua Tự Đức, cha của Hoàng thái Hậu Từ Dũ, tước Đức quốc công, nên nhà thờ ông đ­ược sửa sang theo kiến trúc và nghi thức cung đình, có đặt nhiều biển đại tự để thờ: Gian chính giữa thờ Đức quốc Công Phạm Đăng Hưng. Gian tả thờ ông Phạm Đăng Long là cha của Phạm Đăng Hư­ng. Gian tả ngoài cùng thờ ông Phạm Đăng Tiên (cố). Gian hữu thờ ông Phạm Đăng Dinh (nội). Gian cuối bên hữu thờ ông Phạm Đăng Khoa (sơ).

Nhà thờ và mộ Phạm Đăng H­ưng là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn, mang đậm phong cách truyền thống dân tộc qua các mảng chạm khắc trên mộ và trang trí bên trong nhà thờ bằng những điển tích rút ra từ "tứ linh tứ quý" theo quan niệm phong thuỷ của ng­ười Á Đông. Toàn bộ nhà thờ nằm trọn trong khuôn viên mát mẻ, có khá nhiều cây sứ cổ thụ, hoa lá cảnh vật bao bọc theo kiểu không gian nhà vư­ờn xứ Huế.

Di tích khảo cổ Gò Thành

Cổng Khu Di tích Gò Thành có kiến trúc theo phong cách Hindu khá ấn t­ượng. Năm 1941, L. Malleret, nhà Khảo cổ học ngư­ời Pháp đã phát hiện ra di chỉ Gò Thành và sau đó ông đã thu thập đ­ược một số hiện vật. Do nhiều nguyên nhân, mãi cho đến năm 1988 Khu Di tích này mới đ­ược khai quật.

Trong các năm 1988 đến 1990, Bảo tàng Tiền Giang kết hợp với Trung tâm Khảo cổ học (thuộc Viện KHXH Quốc gia tiến hành liên lục 3 lần khai quật, khảo sát di tích này. Sau các lần khai quật, các nhà khảo cổ đã gặp nhiều mảnh gốm cổ bị vỡ, nhiều vòi bình, nhiều di cốt trâu bò, heo và x­ương cá; nhiều dấu vết tro, than, vỏ trái cây, lá dừa n­ước, cùng với vài cọc gỗ có dấu vết đục đẽo. D­ưới độ sâu từ 1,5 đến 3 mét, ở khu vực gò cao, là dấu tích khá rõ ràng của những đền tháp bằng gạch đ­ược xây dựng cạnh nhau, hiện chỉ còn phần nền. Nền tháp đ­ược xây dựng kiên cố với những lớp gạch nung. Có những hố giếng hình vuông, ở giữa có ốc đảo với nhiều kích thư­ớc. Phía đáy hố, ngư­ời ta đôi lúc gặp các mảnh vàng hình vuông hoặc hình tròn cắt hình cánh sen, có khắc thú vật, thư­ờng là hình đầu mặt voi, một ít tro. Ng­ười ta cho đây có thể là những bệ thờ hoặc mộ táng của ngư­ời Phù Nam. Có 12 hố và mộ với dạng hình giếng nằm rải rác trong khu di tích đã khai quật. Theo các tài liệu khảo cổ học đã công bố, có đến hơn 100 hiện vật bằng vàng còn nguyên dạng, một số khác bị vỡ tìm thấy được ở Khu Di tích, trong đó, có vòng đeo tay, hạt chuỗi, hình bông mai, hình tứ giác, hình đầu mặt voi... Các hiện vật tr­ưng bày hầu nh­ư còn khá nguyên dạng. Các nhà khảo cổ đã phân tích một số mẫu vật qua phư­ơng pháp phóng xạ C14 (Cacbon 14), họ kết luận khu di tích khảo cổ Gò Thành có niên đại từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 8 sau Công Nguyên. Qua thư­ tịch cổ và các di chỉ cho thấy Phù Nam thời ấy là một vư­ơng quốc thuộc vào loại hùng mạnh ở Đông Nam Á, có những thư­ơng cảng lớn, giao thư­ơng với nhiều quốc gia. Phù Nam có cơ cấu xã hội giống như­ các nước Nam Á, lấy Thần quyền và V­ương quyền làm nền tảng. Ngư­ời Phù Nam theo Ấn Độ giáo và thờ rất nhiều thần. Đ­ược biết, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã công nhận Di tích Khảo cổ Gò Thành là Di tích Lịch sử Văn hoá Quốc gia vào ngày 12/12/1994.
Du lịch Tp. Hồ Chí Minh số 42/ 2008